Đọc hiểu NLXH: Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói (Bảo Thanh)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau:

(1) Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như song như bể, có như thế mới tiến bộ. Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”.

(2) Giữ thói kiêu ngạo cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, càng để lâu càng nguy hại cho bản thân, huỷ hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ – tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường dù không dễ dàng”.

(Trích “Kĩ năng bạn cần để thành công trong cuộc sống” – Bảo Thanh)

 


Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói (Bảo Thanh)

Câu 1: Hãy chỉ ra thể loại của đoạn trích trên.
Gợi ý: Tìm đặc điểm của văn bản để xác định thể loại.

Click vào đây để xem đáp án
Thể loại: Nghị luận

Câu 2: Luận đề của đoạn trích trên là gì?
Gợi ý: Tìm ý chính mà tác giả muốn bàn luận.

Click vào đây để xem đáp án
Luận đề: Cần loại bỏ thói kiêu ngạo trong cuộc sống

Câu 3: Phân tích vai trò của bằng chứng được sử dụng trong đoạn (1).
Gợi ý: Chú ý phần trích dẫn lời Bác Hồ và vai trò của nó trong việc hỗ trợ luận điểm.

Click vào đây để xem đáp án
  • Bằng chứng: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như song như bể, có như thế mới tiến bộ. Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết.”
  • Vai trò:
    • Bằng chứng là câu nói của Bác Hồ, giúp lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục, tăng độ tin cậy.
    • Làm sáng tỏ luận điểm: Cần loại bỏ thói kiêu ngạo trong cuộc sống.

Câu 4: Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề trên?
Gợi ý: Dựa vào giọng văn và cách trình bày để cảm nhận thái độ của tác giả.

Click vào đây để xem đáp án
Thái độ của tác giả:

  • Phê phán những người có thói kiêu ngạo.
  • Quan tâm, lo lắng, trăn trở trước thói kiêu ngạo của con người trong đời sống.
  • Nhắc nhở mọi người loại bỏ thói kiêu ngạo.
  • Mong muốn mọi người rèn luyện tính khiêm nhường.

Câu 5: Bài học nào từ văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
Gợi ý: Suy nghĩ về bài học cá nhân và nêu lý do.

Click vào đây để xem đáp án
  • Bài học:
    • Nhận thức được tác hại của thói kiêu ngạo trong đời sống, từ đó có ý thức loại bỏ thói xấu này và rèn luyện tính khiêm tốn.
    • Sống giản dị, khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là giỏi.
    • Đánh giá đúng về khả năng của bản thân, nhận thức được điểm hạn chế của mình.
  • Vì:
    • Những bài học này giúp em sống tốt hơn, biết cách đối nhân xử thế và phát triển bản thân.

5 CÂU HỎI TỰ HỌC Ở NHÀ

Câu hỏi 1: Hãy tìm thêm một câu chuyện hoặc ví dụ thực tế minh họa tác hại của thói kiêu ngạo.

Câu hỏi 2: Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) thể hiện quan điểm của em về câu nói: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ – tự kiêu một chút cũng là thừa.”

Câu hỏi 3: Tại sao tác giả lại ví thói kiêu ngạo như một căn bệnh mãn tính?

Câu hỏi 4: Nếu được lựa chọn một lời khuyên từ đoạn trích để áp dụng vào cuộc sống, em sẽ chọn lời khuyên nào? Vì sao?

Câu hỏi 5: Hãy nêu một hành động cụ thể mà em sẽ thực hiện để rèn luyện tính khiêm tốn trong học tập và đời sống.


Sau khi hoàn thành bài tập, hãy gửi vào gmail: dochieunguvanvn@gmail.com để đội ngũ giáo viên chấm, chữa bài cho bạn.

Đây là phần Đọc hiểu NLXH: Cần loại bỏ thói kiêu ngạo, như Bác đã từng nói (Bảo Thanh) được trích từ ngân hàng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn năm học 2025 – 2026.
Tải trọn bộ đề thi đọc hiểu ngay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *